NHỮNG NÉT VĂN HÓA SINH HOẠT TẠI NHẬT BẢN


NHỮNG NÉT VĂN HÓASINH HOẠT TẠI NHẬT BẢN (NIIGATA)


1.Văn hóa chào hỏi
2. Văn hóa tập thể dục
3. Văn hóa giữ gìn vệ sinh chung
4. Văn hóa xếp hàng
5. Văn hóa ẩm thực
6. Văn hóa đúng giờ , giữ lời hứa
7. Văn hóa uống rượu
8. Văn hóa cá Koi
9. Văn hóa phân loại rác
10. Văn hóa tôn trọng sự yên lặng ở mọi nơi.

                     ***

1. Văn hóa chào hỏi: những nét văn hóa riêng trong cách chào hỏi

*Trong cuộc sống hàng ngày, người Nhật luôn trau chuốt mọi thứ từ cách ăn nói, ứng xử, đi lại, đặc biệt là cách chào hỏi lẫn nhau vì Nhật Bản là nước coi trọng lễ nghi và nghi thức.Nếu như trong văn hóa phương Tây, người ta thường bắt tay khi chào hỏi thì Nhật Bản lại rất kiêng kị chạm vào cơ thể đối phương, thay vào đó họ cúi gập người thể hiện sự tôn trọng và thay cho câu chào hỏi.

*Khi cúi chào chúng ta luôn phải giữ cho lưng thật thẳng, luôn trong tư thế ngẩng cao đầu, nửa thân trên nhẹ nhàng hướng về phía trước nhưng nửa thân dưới vẫn phải theo một đường thẳng, không được cong về phía sau đâu nhé! Đối với nam thì hai tay đặt dọc theo thân, còn với nữ thì đặt hai tay ở vạt áo trước thành hình chữ V, bàn tay phải đặt trên bàn tay trái. Mắt luôn hướng xuống khi ta thực hiện động tác cúi đầu, và càng cúi lâu thì càng thể hiện sự tôn trọng của chúng ta với người đối diện. Một điều thú vị đó là, hành động cúi đầu này không những dùng khi chào hỏi mà còn được dùng để tỏ lòng biết ơn hay xin lỗi, người Nhật gọi đó là hành động Ojigi.

       Các kiểu cúi chào của người Nhật

2.Văn hóa tập thể dục

*
Dù bận rộn với lịch trình công vệc hàng ngày nhưng người Nhật nổi tiếng là có sức bền bỉ trong công việc vô cùng tuyệt vời.

* Lí do là người dân nơi đây ý thức tầm vai trò của sức khỏe và duy trì tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Hầu hết người dân nơi đây mỗi sáng đều thức dậy sớm để tập thể dục. Bên cạnh đó người Nhật còn biết cách nhiều bài tập thể dục với nhau để đem lại sức khỏe toàn diện cho người tập.
3.Văn hóa giữ gìn vệ sinh chung:

*
Người Nhật được giáo dục từ nhỏ là phải biết ngăn nắp, gọn gàng, giữ gìn vệ sinh chung. Những em nhỏ học mẫu giáo, tiểu học đã phải tự giác vệ sinh lớp học hay nhặt rác nếu gặp trên đường phố thay vì có công nhân dọn dẹp. Chính bởi vậy khi ghé thăm đất nước này bạn sẽ thấy mọi thứ đều được tươm tất và sạch sẽ, không bao giờ có cảnh tượng rác bị vứt đầy đường phố.

 4. Văn hóa xếp hàng:

  *c
hắc hẳn chúng ta còn nhớ những hình ảnh đáng ngưỡng mộ về người dân Nhật Bản từ trẻ nhỏ đến người già đều bình tĩnh xếp hàng ngay ngắn nhận đồ viện trợ trong thiên tai sóng thần. Ở Nhật Bản mọi người đều ý thức rất cao trong việc xếp hàng, không gây ồn ào cho đến khi tới lượt mình, với họ việc xếp hàng là một sinh hoạt hàng ngày vì thế người dân cảm thấy không nặng nề. Đôi lúc họ còn thấy vui vẻ và thoải mái cười đùa trong những lúc xếp hàng chờ đợi lâu. 

5. Văn hóa ẩm thực:

Niigata là 1 tỉnh lớn nằm ở bờ tây, giáp biển và cũng có nhiều núi non. Thời gian đi tàu Shinkansen từ Tokyo tới Niigata là khoảng 2 tiếng. Với 1 tỉnh nằm ven biển và núi non nên Niigata có khá nhiều đặc sản và món ăn ngon nức tiếng. Dưới đây là một số món ăn ngon đặc sản bạn không thể bỏ qua khi tới Niigata

1.Gạo Koshihikari


Gạo Niigata nổi tiếng nhất nước, nơi đây có những cánh đồng sở hữu giống lúa gạo ngon và thơm, Gạo – Koshihikari. Như đã phân tích ở trên, yếu tố độc đáo của Tuyết & Nước đã tạo nên điều kì diệu này. Nước ở đây rất giàu chất dinh dưỡng, chảy xuống các ngọn núi khi tuyết được tích tụ qua mùa đông. Và sự thay đổi lớn về nhiệt độ giữa gieo hạt và thu hoạch cũng là một yếu tố góp phần đáng kể vào hương vị và sự nổi tiếng của giống lúa gạo Niigata.

2.Niigata Sushi Zanmai Kiwami


 Ngày nay sushi vẫn là một trong những món ăn yêu thích của người Nhật. Với Niigata, nơi có nguồn hải sản phong phú, và môi trường tinh khiết cho các giống lúa gạo. Cả 2 điều kiện này đã tạo nên những món Sushi ngon bậc nhất.
3.Noppei Jiru (Noppei Soup)


Món súp Noppe là món ăn truyền thống của người Nhật. Ngày nay Noppei rất phổ biến và được dùng thường xuyên quanh năm. Thành phần Noppe của Niigata gồm có: thịt gà, với khoai sọ, cà rốt, măng ninh, konyaku, mọc nhĩ, bạch quả luộc, Naruto… cùng với các loại gia vị để tạo nên một hương vị đặng trưng của vùng.

6. Văn hóa đúng giờ, giữ lời hứa:
*N
gười Nhật Bản có tính kỉ luật rất cao.
*N
ếu đến muộn trong các buổi hẹn hay đi làm muộn thì sẽ bị đánh giá không cao, và nhận được cái nhìn không thiện cảm từ những con người nơi đây.

Giờ giấc rất được coi trọng quốc gia này, mỗi người dân nơi đây đều sắp xếp lịch trình cụ thể cho từng công việc để đảm bảo mọi thứ đều hoàn thành theo đúng kế hoạch.


7. Văn hóa uống rượu:

*
Khỏi phải nói khi Sake là một đặc sản của toàn nước Nhật, rượu thơm, không quá nặng. Vậy điều gì đã làm nên một dòng Sake Niigata nổi tiếng
*
 
Tuyết ở Niigata khá dầy, vì vậy môi trường tuyết cũng là môi trường trong sạch tinh khiết khi không có khí ô nhiễm. Nguồn nước được đảm bảo trong sạch, đi kèm với những giống lúa Gạo ngon, đã tạo nên một vùng loại rượu Sake độc đáo.
*
Bên trong bảo tàng được chia thành 2 tầng. Tầng trên là góc uống thử rượu Nhật và khu vực bán các mặt hàng đặc sản. Tầng dưới là khu vực nhà hàng. Đặc biệt, nét độc đáo nhất trong bảo tàng chính là góc uống thử rượu, khách tham quan có thể uống thử rượu của tất cả các xưởng rượu trong toàn tỉnh Niigata.


Với 500 yên, du khách sẽ mua được 5 đồng xu. Tại máy bán hàng tự động, khi đặt 1 chiếc cốc uống rượu nhỏ (trong tiếng Nhật gọi là “Ochoko”) vào và cho 1 đồng xu vào máy, rượu sẽ tự động được rót vào ly.


8.Văn hóa phân loại rác:
*
Phân loại rác là một quy trình nghiêm túc ở Nhật Bản và điều này cũng khiến người dân thế giới ngưỡng mộ.
Ở Nhật, thông thường rác được phân chia thành 4 loại, rác cháy được, rác không cháy được, chai nhựa và lon, chai thủy tinh. 


*Rác cháy được

  • Rác tươi sống (hãy lọc bỏ hết nước trước khi vứt)
  • Vỏ sò, vỏ trứng
  • Dầu dùng cho nấu ăn (được thấm bằng giấy hoặc vải, hoặc dạng vón cục)
  • Giấy phế thải (những loại không thể tái chế được nữa)
  • Tã, những loại rác sinh lý…
  • Cành gỗ, hoa (hãy thu gọn kích thước dưới 30 cm)
  • Quần áo
  • Các thùng hoặc hộp chứa bằng nhựa không còn bám bẩn (hộp đựng natto, hộp đựng mayonnaise…phải rửa qua trước khi mang vứt)
  • Túi da, giày da,…
  • Sản phẩm cao su (găng tay cao su, ống cao su, giày, bóng…)
  • Băng đĩa video, CD, DVD…
  • Các sản phẩm nhựa không có nhãn nhựa…

*Rác không cháy được

  • Sản phẩm kim loại mà không thể tháo các bộ phận bằng nhựa
  • Kính, đồ gốm, dao kéo (Hãy đặt nó trong túi và viết chữ 危険“Nguy hiểm” ở bên ngoài)
  • Đồ dùng gia đình nhỏ dưới 30 cm (nếu lớn hơn sẽ được xem là rác cỡ lớn)
  • Kim loại
  • Bình phun, bật lửa, xi lanh…
  • Bóng đèn sáng, đèn huỳnh quang 

9.Văn hóa cá Koi( cá chép biến hóa)
*Koi(Nishikigoi)Giống cá Koi được du o Niigata từ cuối thế kỷ XIX (triều đại Edo) và lần đầu tiên đưa ra triển lãm cho công chúng Tokyo năm 1914; đến nay đã có tới trên 100 loại khác nhau với đủ loại kích cỡ – từ hơn 10cm cho tới hơn 90cm, có thể nuôi trong bể cá hay hồ nước ngoài trời. 


Ojiya là thành phố trực thuộc tỉnh Niigata, Nhật Bản. Nơi đây là địa điểm nuôi cá Koi nổi tiếng bậc nhất ở Nhật Bản với truyền thống từ lâu đời.


10. Văn hóa tôn trọng sự yên lặng nơi công cộng( ví dụ đang ở trên tàu):

*
Đối với người Nhật họ tôn trọng cảm giác thực sự của bạn và họ sẽ nói điều để bạn hài lòng. Họ hạn chế chỉ trích trực tiếp hoặc đối đầu với người khác.
*
Sẽ không có sự ồn ào, ầm ĩ vì mỗi hành khách đều có ý thức giữ trật tự. Một số chuyến tàu còn đề nghị hành khách chuyển điện thoại sang chế độ im lặng và hạn chế các cuộc nói chuyện điện thoại.

 Những nét đặc trưng trong  văn hóa sinh hoạt cộng đồng tại tinh Niigata
Niigata là tỉnh lớn thứ năm của Nhật Bản, có địa hình trải dài từ Bắc xuống Nam. Vì vậy, Niigata có nhiều vùng có đặc trưng riêng, có nhiều phong tục, lễ hội và văn hóa phong phú thu hút nhiều khách du lịch.

Lễ hội rắn khổng lồ – Sekikawa Giant Snake Festival

Diễn ra vào tháng 8 hàng năm, được xem như 1 trong những biểu diễn rối lớn nhất thế giới. Trong lễ hội, hàng trăm người dân Niigata cùng nhau biểu diễn con rắn bằng tre cực kỳ dài và to lớn.

 
Lễ hội Mukonage

Diễn ra vào tháng 1 hàng năm. Có nhiều cách để người ta cầu chúc những điều tốt lành cho các cặp đôi tân lang – tân giai nhân, thế nhưng ở thành phố Tokamachi, tỉnh Niigata của Nhật Bản lại có một cách chúc mừng vô cùng độc đáo. Đó chính là phong tục Muko-nage hay còn gọi là ném chồng xuống tuyết.


 


 Lễ hội Diễu hành Oiran Dochu

Diễu hành Oiran Dōchū là một sự kiện tự do được tổ chức ở Tsubame, Niigata. Đoàn diễu hành này gồm có 3 oiran ăn mặc tươm tất—Shinano, Sakura, và Bunsui—giữa những đóa hoa anh đào nở rộ vào giữa tháng 4 với khoảng 70 người hầu hộ tống. Mỗi oiran mang một đôi guốc geta cao 15 cm diễu hành với dáng đi đặc trưng, khiến cho cuộc diễu hành còn có tên gọi là Cuộc diễu hành trong mơ của Echigo (Echigo no yume-dochu). Sự kiện này cực kì nổi tiếng trên khắp Nhật Bản, với rất nhiều người đăng ký làm 3 vai oiran và những người hầu hạ.


Lễ rước dâu cáo – Kitsune no Yomeiri
Lễ hội diễn ra hàng năm vào tháng 5 tại thị trấn Aga, Niigata.
Người Nhật đặc biệt rất yêu thích cáo. Đối với văn hóa truyền thống Nhật Bản, cáo không chỉ đơn thuần là một loài động vật thiên nhiên hoang dã mà mang một ý nghĩa tâm linh vô cùng quan trọng, tượng trưng cho sức mạnh quyền uy.

Từ lâu lễ rước dâu cáo từ lâu đã trở thành một lễ hội văn hóa truyền thống dân gian lâu đời tại Nhật, đặc biệt là Niigata. Lễ hội thường thu hút rất nhiều khách du lịch đến Niigata với các cuộc rước đèn lồng nổi tiếng, đặc biệt là cuộc diễu hành của “cô dâu cáo” và “chú rễ cáo” được tuyển chọn từ nhiều nơi, như một cuộc thi sắc đẹp.
 

Lễ hội thi thả diều khổng lồ – Shirone Kite Festival

Diễn ra vào tháng 6 hàng năm tại Niigata, thu hút rất đông người tham gia & khách du lịch.

 

**Sự chuẩn bị của nhóm sau khi đọc và tiếp cận về văn hóa sinh hoạt tại tỉnh Niigata để có thể sống tốt và làm việc một cách hiệu quả trong tương lai:

1.Trong thời gian còn ở Việt Nam thì mọi người phải cố gắng học tốt tiếng Nhật, để sau khi sang Nhật thì chúng ta cũng đỡ bỡ ngỡ về văn hóa cũng như ngôn ngữ tại Nhật Bản.
 2 .Mọi người  cũng nên học tập và ứng dụng các tác phong sinh hoạt thường ngày và các tác phong trong công việc của Nhật Bản tại Việt Nam, thì sau khi đến Nhật chúng ta mới có thể thích ứng kịp thời và làm tốt công việc mình được giao.
3. Nhật Bản nói chung và tỉnh Niigata nói riêng là một nơi có khí hậu khá khác biệt so với Việt Nam vì vậy mọi người cần phải chuẩn bị quần áo giữ ấm và chống tuyết để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
4. Mọi người cũng đừng quên mang theo các loại thuốc cảm, sốt và các loại vitamin để đáp ứng được các nhu cầu cần thiết cua bản thân, vì khi mới sáng Nhật chúng ta sẽ có nhiều điều chưa biết nên chuẩn bị mọi thứ không bao giờ là dư dư thừa. 
5. Ngay tại thời điểm còn đang học tập tại trường Kaizen, chúng ta cũng phải học tập thật tốt ngôn ngữ tiếng Nhật và bên cạnh đó cũng phải rèn luyện sức khỏe mỗi ngày để luôn giữ được tinh thần và trạng thái tốt nhất để có thể học tập và làm việc một cách hiệu quả, từng bước hoàn thành những mục tiêu và ước mơ trong tương lai của bản thân.
#tiepcan#vanhoasinhhoattinhniigata

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TỎI VÀ DƯA CHUỘT MUỐI CHUA TẠI CÔNG TY KATAYAMA SHOKUHIN.