1. Tình huống 1:
Khi đến Nhật. Cả 5 bạn sẽ thử nấu ăn chung cùng nhau. (ăn chung sẽ tiết kiệm chi phí hơn).Phân chia việc nấu ăn theo tuần cho 2 nhóm nhỏ. Nhóm nào làm ca đêm thì sẽ kiêm việc nấu ăn cho cả phòng( khoảng thời gian trống của các bạn này là từ 5h-20h tối thì sẽ tiện lợi nghỉ ngơi và nấu được cơm dễ hơn). Cứ tuần này là nhóm bạn A, bạn B, bạn C thì tuần sau là bạn D, bạn E. Nhóm này nấu nhóm kia về hâm lại mà ăn cơm. Vì 5 người khẩu vị khác nhau nhưng lại bù đắp lại, đông người nữa nên có thể mỗi ngày nấu 2 món mặn có cả cá và thịt, nêm gia vị vừa phải rồi khi ăn để thêm bát nước chấm và ớt, ai thích mặn/cay thì thêm vào. Dành ra 1 ngày trong tuần nấu các món khác thay cơm để đổi vị.
Về việc nấu ăn có một bạn là không biết nấu nhưng sống tập thể thì cần phải biết thay đổi để phù hợp. Ban đầu chưa nấu được thì phải phụ giúp các việc sơ chế, rồi dần các chị hướng dẫn cho cho bạn đó.
☆Cách giải quyết tình huống :
Khi cả 5 đã được chọn vào một công ty ở Nhật. Trước đó thì cả 5 cũng đã biết rằng sẽ cùng nhau sinh sống và làm việc trong thời gian 3 năm mà không có sự thay đổi. Và khi sống tập thể, chúng ta không thể tránh khỏi những tính cách và cách ăn uống trái ngược nhau. các bạn khi đã cùng chung một công ty cùng một mục tiêu đi Nhật thì nên suy nghĩ cho cái chung nhiều hơn là cái tôi cá nhân của mình. Thì việc tạo nên một thực đơn về việc nấu nướng của cả nhóm là một trong những việc được ưu tiên. Chúng ta cần bỏ thời gian để tìm hiểu thử những thành viên trong nhóm khẩu vị ăn uống như thế nào để phân chia một cách hợp lý. Chúng ta cần đặt ra thực đơn xen kẽ giữa các thành viên. Nếu như làm trái ca thì các thành viên ở nhà sẽ cùng nhau nấu ăn và dọn dẹp. Và có thể nấu xen kẽ giữa các món ăn, người này ăn được và người kia cũng có thể cũng ăn được. Và có thể dùng ngày nghỉ cố định của tuần nào đó cùng nhau nấu ăn và dọn dẹp. Vì mục tiêu là tiết kiệm và hòa thuận. Nên sẽ xoay món ăn theo ngày để các bạn được trải nghiệm và thử thách bản thân. Mở lòng với khẩu vị của mình hơn và mở lòng với mọi người hơn. Và khi chúng ta đã dần quen với khẩu vị và tính cách của nhau thì chắc chắn khi làm việc 3 năm ở Nhật mọi người sẽ hiểu nhau, vui vẻ, và gần gũi với nhau nhiều hơn. Và tạo cho nhau nhiều kỉ niệm thật đẹp khi ở Nhật 3 năm
2. Tình huống 2:
Vì khác nhau về văn hóa cũng như ngôn ngữ nên trong nhóm 5 người có thể sẽ có những bạn bắt kịp thích nghi nhanh về văn hóa và ngôn ngữ Nhật Bản hơn những bạn còn lại. (Em tạm gọi là bạn A và bạn B). Vì vậy trong công việc khi mọi người cùng nhận được sự phân công làm việc từ cấp trên thì sẽ có những bạn hiểu rõ được cấp trên đã nói và giao cho mỗi người nhiệm vụ như thế nào và bên cạnh đó cũng có những bạn chưa hiểu rõ được rằng cấp trên đã nói những gì. Trong tình huống đó vì đã nghe rõ được cấp trên đã nói nên bạn A đã làm việc mà bỏ bớt 1 vài công đoạn không cần thiết, còn bạn B thì vẫn làm việc bình thường mà không bỏ bất kỳ công đoạn nào, và sau đó khi A thấy B làm không đúng theo lời của cấp trên thì A đã nói với B rằng B đã làm sai quy trình, nhưng vì quy trình vẫn chưa thay đổi trên giấy tờ mà chỉ có bạn A hiểu được rằng quy trình đã thấy đổi, nên trong tình huống này bạn A và B có thể bất đồng quan điểm và xảy việc cải vã nhau.
☆Cách giải quyết tình huống :
Điều thứ nhất: Để tình huống này không xảy ra thì sau khi nghe cấp trên phổ biến lại quy trình làm việc, nếu chúng ta chưa hiểu rõ chỗ nào thì hãy xác nhận lại thật kỹ càng và có thể là sẽ thảo luận nhóm một chút về vấn đề mà mỗi thành viên trong nhóm nghe được từ cấp trên và sau đó là sẽ tóm tắt lại những ý chính, những vấn đề cần thực hiện để mọi người trong nhóm đều có thể làm việc một cách vui vẻ và hòa đồng với nhau.
Và điều thứ 2 là: Nếu tình huống trên đã xảy ra rồi, và mọi người trong nhóm đều tranh cải về vấn đề đó và đã được cấp trên giải quyết thì việc còn lại là mọi người trong nhóm phải họp lại và nói chuyện với nhau để hiểu rõ hơn tính cách của mỗi người, đưa ra những ý kiến và quan điểm của bản thân để mọi người có thể biết được và cũng có thể hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Bên cạnh đó thì mọi người cũng phải giảm cái " tôi " của mình xuống vì có nhiều trường hợp xảy ra vì cái tôi của chúng ta quá lớn, chỉ muốn làm theo ý mình và không muốn nghe theo lời nói của người khác.
Vì vậy trước khi bắt đầu sinh sống và làm việc tại Nhật, thì mọi người ở trong nhóm hãy cùng nhau trò chuyện, thảo luận những vấn đề mà mọi người quan tâm đến,để chúng ta có thể hiểu được tính cách của nhau, cùng đưa ra những lời khuyên chân thành cho mỗi bạn để tính cách của chúng ta trở nên tốt hơn, vui vẻ hòa đồng, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc, để sau khi sang Nhật làm việc cùng nhau chúng ta không phải chỉ sống như một nhóm như một tập thể mà hãy sống như những chị em trong gia đình, có thể chia sẻ những vui buồn, những vấn đề khó khăn mà cần đến sự giúp đỡ của mọi người dù chỉ là những lời động viên, để chúng ta có thể cảm nhận được rằng khi đến Nhật làm việc thì chúng ta không chỉ có một mình, mà còn có những người bạn, người chị em và sau khi kết thúc 3 năm làm việc tại Nhật thì chúng ta có thể có những kỉ niệm đẹp về nhau.
3. Tình huống 3:
Thời gian đầu khi vào công ty Nhật làm việc Bạn A được 1 sempai nhỏ tuổi hơn hướng dẫn công việc. Do mới vào làm chưa có kinh nghiệm bạn A làm sai nhiều lần trong 1 ngày. Sempai phải tăng ca thêm giờ để khắc phục lỗi sai của bạn. Một lần bạn A bị sempai la trước mọi người do làm sai. Bạn A khó chịu, cảm thấy tự ti, xấu hổ với mọi người và không muốn tiếp tục công viêc nữa.
☆Cách giải quyết tình huống :
_ khi thấy bạn A bị la vì làm sai các bạn trong nhóm về sẽ hỏi thăm, tìm hiểu nguyên nhân vì sao bạn A làm sai công việc nhiều lần. Do không hiểu quy trình làm việc, hay do khác biệt vùng miền sempai giải thích không hiểu, v..v.. Giải thích lại quy trình của công việc cho bạn hiểu đúng hơn, giúp bạn hiểu ra lỗi sai của mình ở đâu để khắc phục.
_ Phân chia mỗi thành viên sẽ có cuộc trò chuyện riêng với bạn A:
+ thuyết phục bạn nhớ lại tại sao sang Nhật làm việc, phấn đấu vì mục tiêu ban đầu.
+Công việc hiện tại là công việc tạm thời trong 3 năm. Dù có khó chịu, không phục thì Chỉ cần chịu khó trong 3 năm ở nhật, khi về nước sẽ có công việc tốt hơn.
+Khi làm việc phải tuân theo chỉ dẫn của sempai. Khi sempai giải thích không hiểu thì hỏi lại các bạn trong nhóm.
+Khuyên nhủ bạn A hiện tại mình là kouhai, là cấp dưới, cần học hỏi công việc vì vậy bị cấp trên la thì không có gì phải xấu hổ.
_Sau mỗi ngày làm cả nhóm sẽ dành 30 phút để tâm sự về công việc của ngày hôm đó. cùng giải đáp, cùng giải tỏa áp lực.
4. Tình huống 4:
Thời gian khoảng 1 năm đầu làm việc cho công ty Nhật thì trong 1 nhóm 5 người sẽ có những người nhớ nhà là việc không thể tránh khỏi , mà trường hợp công việc áp lực bản thân không thể giải quyết được thì lại cảng nản , càng nhớ nhà hơn.. Trong tình huống này bạn A muốn về nước thì các bạn còn lại trong nhóm sẽ giúp bạn như thế nào? An ủi? hay Động Viên ? bằng cách nào?
* Cách giải quyết tình huống:_ Trong trường hợp trên bạn A chịu áp lực công việc, không suôn sẻ như mình mong muốn , đặc biệt là nhớ nhà thì những vấn đề đó cũng đủ làm bạn A chán nản đến nỗi không muốn làm việc mà chỉ muốn về nhà thì nếu sẽ có 2 ví dụ về:+ chính bản thân em là bạn A
+ em thuộc nhóm với bạn A
Nên sẽ có những cách giải quyết sau:
(1) Khi bản thân em đặt vào tình huống đó em sẽ tìm một trong những người mà em nghĩ là thân thiết nhất với bản thân em ở bên Nhật , cùng người đó tâm sự thậm chí khóc cũng được con gái mà ai chẳng có những lúc yếu đuối ,,, nói ra hết những nỗi nhớ nhà , những vấn đề mà mình cảm thấy khó chịu trong lòng. Đặc biệt tự bản thân em sẽ nghĩ đến điều mà có em ngày hôm nay , động lực ban đầu, hay là tương lai của mình sẽ ra sao nếu mình từ bỏ,...... Qua đó sẽ điện về nhà thường xuyên hơn, đi tham quan nhiều cảnh đẹp ở Nhật để rồi làm tiêu tan đi nỗi nhớ nhà... cái gì rồi cũng sẽ qua.
'' sau cơn mưa trời lại sáng''🍀🍀🍀🍀🍀(2) Khi em cùng thuộc nhóm bạn A thì quan tâm đến bạn hơn mặc dù không biết bạn đang nhớ nhà,, chỉ biết là bạn gặp áp lực từ công việc thì sẽ cũng bạn A và mọi người trong nhóm tìm cách giải quyết , Đồng thời động viên bạn lên tinh thần bằng cách cùng nhau 1 bữa mở tiệc nho nhỏ , để có thể cũng nhau trổ tài nấu nướng, cũng nhau trò chuyện trên trời dưới đất... hay là cũng dắt tay nhau đi tham quan những cảnh đẹp nơi mà mình đã và đang sống , làm việc những điều nhỏ xug quanh ta.. chỉ cẩn có mọi người bên cạnh sẽ tạo cho bạn A cảm giác không thấy nhớ nhà vì cô đơn hay buồn nữa
5. TÌNH HUỐNG 5:
Trong công việc, khi bắt đầu làm moi người không thể nào làm đúng hoàn toàn vào lần đâu tiên. Lần đầu tiên bắt đầu công việc A bỡ ngỡ và gặp khó khăn, khi A mắt lỗi và làm sai, thì A quyết định giấu nhẹm đi. Từ đó dẫn đến hàng hoá bị lỗi trầm trọng, khi tìm hiểu kĩ lý do thì quản lý biết là A đã làm sai từ gai đoạn của mình. Quản lý hỏi A thì A đã không nhận lỗi. Sau một thời gian phân tích của quản lý thì A mới chịu nhận sai. Quản lý hỏi tại sao thì A bảo rằng vì mới bắt đầu công việc, lại sợ bị la và xấu hổ nên khi làm sai đã không giám báo cáo và sửa chửa ngay lập tức dẫn đến hậu quả nặng hơn! Vì vậy, tình huống đặc ra ở đây là: khi mắt lỗi và làm sai ở giai đoạn và công việc của mình, chúng ta phải làm gì? Giải quyết như thế nào để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và gây thiệt hại cho công ty mình làm việc?
* CÁCH GIẢI QUYẾT:
1, Khi gặp tình huống này, chúng ta không nên vì thể diện của bản thân hay sợ bị la mà không báo cáo cho quản lý và cấp trên. Bởi vì nếu không báo cáo thì hàng hoá sẽ bị lỗi trầm trọng dẫn đến việc bị trả hàng, và hàng không xuất ra thị trường được.
2, Khi chúng ta phát hiện lỗi sai mà chúng ta không kịp thời sữa chữa, làm cho công việc bị dừng lại giữa chừng để kiểm tra lại toàn bị sản phẩm. Ảnh hưởng đến tiến độ và thời gian của công ty.
3, Khi mắt lỗi sai, ta nên trực tiếp đối diện sửa chữa để rút kinh nghiệm cho lần sau và đưa ra cách và giải pháp tốt nhất để giải quyết cấn đề kịp thời, không gây ảnh hưởng đến công việc chung.
Chúng ta phải thể hiện mình là một người có sự tiến thủ và một người có trách nhiệm với công việc, nếu chúng ta chỉ biết trốn tránh thì chúng ta sẽ trở thành một người rụt rè, mãi sẽ khó mà thành công! Biết mình sai ở đâu để đứng dậy ở chỗ đó thì chúng ta mới là người thành công thực sự!
Nhận xét
Đăng nhận xét